728x90 AdSpace

Latest News

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Tiểu sử các Vua Việt [ P2- Vua Bảo Ðại ]

Bảo Ðại (1913 - 1997)

Niên hiệu
Bảo Đại
Năm sanh, năm mất
1913-1997
Giai đoạn trị vì
1925- 1945
Miếu hiệu
.
Tên Húy
Nguyễn Phúc Thiển, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy


Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ năm 1922). Toàn quyền Pháp Monguillot ra lệnh thành lập hội đồng phụ chính mới do ông Tôn Thất Hân đứng đầu và đại diện cho chánh phủ Việt Nam để ký với Pháp một hiệp định mới. Theo hiệp định nầy thì Khâm sứ sẽ là chủ tịch hội đồng nội các của Việt Nam, và kể từ dây Triều đình Huế sẽ không còn ngân sách riêng như trước nữa.
Ngày 14-11 năm Ất-Sửu, Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Bảo Ðại. Lên ngôi vua xong, Bảo Ðại giao công việc triều chánh cho hội đồng phụ chính rồi trở sang Pháp học cho đến năm 1932 mới trở về nước. Theo sách thì vua Bảo Ðại tính nắm lại quyền hành để cải tổ nước nhà nhưng gặp phải sự phản đối của các quan bảo thủ và bị chánh phủ Pháp cản trở, ông thất vọng vì thấy mình làm vua cũng như không nên đâm ra chán nản, lao mình vào các cuộc đi săn, chơi thể thao, ...
Tháng 3-1945, Nhật đánh úp Pháp và tuyên bố là muốn giúp Việt Nam dành độc lập. Ngày 11-3-1945 viện Cơ Mật của Triều đình Huế tuyên bố Việt Nam dành lại chủ quyền, bải bỏ hiệp ước bảo hộ 1884. Ngày 17-3-1945 vua Bảo Ðại giải tán hội đồng Cơ Mật (lập từ thời Minh Mạng) và giao cho ông Trần Trọng Kim thành lập nội các mới, theo nguyên tắc "Dân vi quý", trong thành phần Nội Các phần lớn là các nhà Tây học (như Hoàng Xuân Hãn,...), nhưng từ khi thành lập Nội Các, ông Trần Trọng Kim chẳng làm gì được cả vì quyền hành đều nằm trong tay Nhật hết !
Ngày 19-8-1945, Việt Minh chiếm chính quyền ở ngoài Bắc, biểu tình trước Nhà Hát Lớn Hà Nội để nghe tuyên bố của Mặt Trận Cứu Quốc Việt Minh. Cũng cùng ngày nầy trong Nam (theo Philippe Devilliers) đài phát thanh Việt Nam có truyền thanh một chiếu của vua Bảo Ðại gửi quốc dân, yêu cầu dân hy sinh để giữ độc lập và Vua sẵn sàng "làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.".
Ngày 24-8-1945, vua Bảo Ðại nhận được một bức điện văn của Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng từ Bắc đánh vào nội dung như sau : "Một chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời đã thành lập, chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh. Yêu cầu đức vua thoái vị ngay để củng cố và thống nhất nền độc lập nước nhà.". Sách chép là lúc đó ở Huế không ai biết Hồ Chí Minh là ai, sau khi điều tra biết được Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc thì vua Bảo Ðại mới thốt ra câu tiếng Pháp : "ça vaut bien le coup alors !" (như thế thì cũng đáng -thoái vị- !)
Ngày 25/8/1945, vua Bảo Ðại cho công bố chiếu thoái vị. Ngày 26/8/1945 nhà vua làm lễ ở Thế Miếu và ngày 30/8/1945 đại điện chính phủ cách mạng lâm thời gồm các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận nhận ấn kiếm của nhà vua tại cửa Ngọ Môn (Huế).
Triều đại nhà Nguyễn chấm dứt sau 143 năm trị vì (1802-1945).
Sau đệ nhị thế chiến, Pháp trở lại Ðông Dương và tìm cách chiếm lại Việt Nam. Năm 1946, cựu hoàng Bảo Ðại lưu vong bên Hồng Kông. Năm 1948, Pháp thấy không xong nên tìm cách đưa cựu hoàng Bảo Ðại về lập chánh phủ để có "chánh nghĩa", cựu hoàng Bảo Ðại đòi Pháp phải xác nhập 3 kỳ (thống nhất) và cho Việt Nam độc lập, Pháp tỏ vẻ chịu nhượng bộ và ký với cựu hoàng Bảo Ðại hiệp ước Hạ-Long ngày 5-6-1948 (với ông Cao ủy Emile Bollaert), bầu cựu hoàng làm Quốc Trưởng nhưng trong hiệp định lại đòi điều khiển quân đội, tài chánh và ngoại giao! cựu hoàng Bảo Ðại không hài lòng nên bỏ sang Pháp (nhưng vẫn điều hành từ xa).
Tới năm 1954, sau hội nghị Genève chia đôi nước Việt Nam từ vĩ tuyến thứ 17, cựu hoàng Bảo Ðại mời ông Ngô Ðình Diệm làm Thủ Tướng ở Sàigòn, cuối năm 1955 các viên chức Hoa Kỳ ở Sàigòn giúp ông Ngô Ðình Diệm tổ chức một cuộc "trưng cầu dân ý" để lật đổ cựu hoàng Bảo Ðại và tôn ông Diệm lên làm Tổng Thống.
Cựu hoàng Bảo Ðại mất tại Paris tháng 7 năm 1997.
@vietsciences
Tiểu sử các Vua Việt [ P2- Vua Bảo Ðại ]
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top