728x90 AdSpace

Latest News

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Nét lớn về tình hình nước Mỹ qua các giai đoạn 1945 – 1973 ;1973 – 1991,1991 – 2000



Trình bày những nét lớn về tình hình nước Mỹ qua các giai đoạn 1945 – 1973 ;1973 – 1991,1991 – 2000.

>> 
Những nét chính về Liên Bang Nga (1991 - 2000)

I. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1945 - 1973: kinh tế phát triển 
1. Kinh tế: 
Sau CTTG II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.
* Nguyên nhân:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học – kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
- Các tập đoàn công nghiệp – quân sự có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
2. Khoa học- kỹ thuật:
- Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại,đạt nhiều thành tựu trong mọi lãnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
- Thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển , ảnh hưởng lớn đến thế giới .
3. Về chính trị – xã hội:
- Cải thiện tình hình xã hội .
- Mỗi đời Tổng thống đưa ra chính sách cụ thể để khắc phục khó khăn trong nước .
- Tuy kinh tế phát triển nhưng xã hội Mỹ còn nhiều mâu thuẫn , nhân dân vẫn đấu tranh dưới nhiều hình thức .
4. Về đối ngoại:
- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. 
Mục tiêu của :Chiến lược toàn cầu”: 
+ Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.
+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
- Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới (Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).
- Tháng 2-1972 TT Ních –xơn thăm Trung Quôc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ - Trung Quốc; tháng 5-1972 thăm Liên Xô .Thưc hiện chiến lược hòa hoãn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc .


II. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1973 - 1991.
- 1973 – 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (năng suất lao động giảm còn 0.43% năm )
- Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút .
- Mỹ ký Hiệp định Pa ri 1973, rút quân khỏi Việt Nam .Tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh.
- Sự đối đầu Xô – Mỹ làm suy giảm vị trí kinh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên.
- Giữa thập niên 80, xu thế đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. 
- Tháng 12/1989, Mỹ – Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” mở ra thời kỳ mới trên trường quốc tế .
III. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000.
- Thập niên 90 , kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới .
- Kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…
Khoa học – kỹ thuật phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới 
Chính trị và đối ngoại:.
- Thập niên 90, Mỹ theo đuổi ba mục tiệu của chiến lược “Cam kết và mở rộng”(Bảo đảm an ninh ;khôi phục và phát triển kinh tế năng động ;sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc , trật tự hai cực I-an-ta (Yalta) sụp đổ, Mỹ có tham vọng chi phối và lãnh đạo toàn thế giới , muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” .
- Vụ khủng bố ngày 11-09 -2001 Mỹ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.
no image
  • Title : Nét lớn về tình hình nước Mỹ qua các giai đoạn 1945 – 1973 ;1973 – 1991,1991 – 2000
  • Posted by :
  • Date : 00:12
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top